-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Chè Minh Đeng Loại: Mộc nhĩ
Nhắc đến cái tên Mộc nhĩ (hay Nấm mèo), ắt hẳn bất cứ bà nội trợ nào cũng không hề lạ lẫm. Rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Thế nhưng ngoài vai trò là một loại rau khô, một loại gia vị, không phải ai cũng biết về những tác dụng chữa bệnh của Mộc nhĩ. Vậy Mộc nhĩ là gì, có công dụng thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé
Dược liệu còn được gọi là Mộc nhĩ đen, Nấm mèo, Nấm tai mèo. Nó có tên khoa học Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
Đây là một loại nấm. Đúng như cái tên của nó có ý nghĩa là “Tai của gỗ”, loại nấm này mọc trên gỗ mục. Nó có hình dạng giống cái tai của người. Mặt ngoài nấm màu nâu nhạt có lông mịn. Mặt trong nhẵn, màu nâu sẫm. Lúc đầu nó hình cái chén, sau dần biến dạng tựa hình lá quăn hay hình cái tai. Hầu hết cả miếng Mộc nhĩ trơn, phẳng, chỉ có phần gốc có nếp gấp màu tím sẫm.
Loại nấm này thường mọc trên thân cây mục, ở nơi ẩm ướt. Nó không có diệp lục tố, không tự sản xuất được carbohydrat như cây xanh, mà sống nhờ vào thân cây mà chúng bám vào. Nấm lành hay độc hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường sống. Lành tính nhất là nấm trên các loại cây: hòe, dâu, sung, mít, dướng, duối, sắn, so đũa,…
Mộc nhĩ thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể rồi mang đi phơi khô.
Cần bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để nấm không bị ẩm mốc.
Mộc nhĩ có thể nghiến bột hoặc sắc để uống. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, nấm còn có thể sử dụng như thức ăn kèm.
Liều lượng 30 – 100gr/ 1 ngày.